ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN Kỷ niệm 44 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Lâm Đồng
Đăng lúc: Thứ hai - 05/10/2020 09:11 - Người đăng bài viết: thptchuv
ĐỀ
CƯƠNG
TUYÊN
TRUYỀN
Kỷ
niệm
44
năm
ngày
thành
lập
Công
đoàn
tỉnh
Lâm
Đồng
(25/9/1976
-25/9/2020)
(Kèm
theo
Công
văn
số
/CĐN,
ngày
24/9/2020)
1.
Sự
hình
thành
tổ
chức
Công
đoàn
Lâm
Đồng
Sau ngày giải phóng đất nước 30 tháng 4 năm 1975, Khu ủy Khu VI và Liên hiệp Công đoàn giải phòng khu Nam Trung Bộ đã quyết định thành lập các liên hiệp công đoàn: Liên hiệp Công đoàn giải phóng thành phố Đà Lạt do đồng chí Nguyễn Như (Lương Bá Hải) làm Thư ký; Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Bá Đạt làm Thư ký; Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Tuyên Đức do đồng chí Nguyễn Long Hà làm Thư ký;
Để
nhanh
chóng
tập
hơp
lực
lượng
lao
động
cá
thể
ở
các
ngành
nghề
tự
do,
Liên
hiệp
Công
đoàn
giải
phóng
thành
phố
Đà
Lạt
chủ
trương
thành
lập
các
Hội
công
nhân
lao
động
giải
phóng.
Chỉ
trong
vài
tháng
sau
ngày
giải
phóng,
10
hội
công
nhân
lao
động
giải
phóng
thuộc
các
ngành
nghề
ở
Đà
Lạt
đã
được
thành
lập
như:
vận
tải,
may
mặc,
kiến
trúc,
tiểu
thương
chợ
Đà
Lạt,
sản
xuất
rau
-
hoa,
cơ
khí,
nhiếp
ảnh,…Theo
yêu
cầu
sát
nhập
tỉnh,
đầu
năm
1976,
Liên
hiệp
Công
đoàn
tỉnh
Lâm
Đồng
được
thành
lập
trên
cơ
sở
thống
nhất
các
Liên
hiệp
Công
đoàn
giải
phóng
tỉnh
Lâm
Đồng
(cũ),
tỉnh
Tuyên
Đức
và
thành
phố
Đà
Lạt.
Ban
chấp
hành
lâm
thời
gồm
11
đồng
chí,
đồng
chí
Phan
Phương
Quế
(Cửu
Long)
giữ
chức
Thư
ký,
đồng
chí
Ngô
Tú
giữ
chức
Phó
Thư
ký.Sau ngày giải phóng đất nước 30 tháng 4 năm 1975, Khu ủy Khu VI và Liên hiệp Công đoàn giải phòng khu Nam Trung Bộ đã quyết định thành lập các liên hiệp công đoàn: Liên hiệp Công đoàn giải phóng thành phố Đà Lạt do đồng chí Nguyễn Như (Lương Bá Hải) làm Thư ký; Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Bá Đạt làm Thư ký; Liên hiệp Công đoàn giải phóng tỉnh Tuyên Đức do đồng chí Nguyễn Long Hà làm Thư ký;
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm vụ của Liên hiệp Công đoàn tỉnh Lâm Đồng luc bấy giờ đã nhanh chóng tập hợp đông đảo công nhân viên chức vào tổ chức công đoàn, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, giác ngộ cho đội ngũ công nhân viên chức lao động, tích cực tham gia khôi phục, phát triển sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn. Đến năm 1976 toàn tỉnh có 68 công đoàn cơ sở với 3.167 đoàn viên công đoàn trong tổng số 12.441 công nhân viên chức; đến cuối năm 1977, có 7 công đoàn ngành địa phương, 124 CĐCS với 7.562 đoàn viên trong tổng số 25.595 công nhân viên chức.
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng và Tổng Công đoàn Việt Nam, ngày 7 tháng 12 năm 1977, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn tỉnh Lâm Đồng được tiến hành tại thành phố Đà Lạt. Dự Đại hội có 199 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 25.000 công nhân viên chức trong toàn tỉnh, Đại hội bầu BCH Liên hiệp Công đoàn tỉnh Khóa I gồm 27 đồng chí; đồng chí Hồ Ngọc Tuấn (Việt Hà) được bầu làm Thư ký, đồng chí Lê Xuân Ái được bầu làm Phó Thư ký; Đến tháng 12 năm 1979 đồng chí Nguyễn Như (Lương Bá Hải) Tỉnh ủy viên được BCH Liên hiệp Công đoàn tỉnh Khóa I bầu giữ chức Thư ký, thay đồng chí Hồ Ngọc Tuấn đi nhận nhiệm vụ khác.
2. Các kỳ đại hội
Đại hội II diễn ra ngày 23 tháng 8 năm 1983, dự Đại hội có 290 đại biểu đại diện cho hơn 35.800 công nhân viên chức và đoàn viên công đoàn trong toàn tỉnh, đại hội bầu BCH gồm 39 đồng chí, đồng chí Nguyễn Như tỉnh ủy viên được bầu làm Thư ký, đồng chí Lê Xuân Ái được bầu làm Phó Thư ký, đến đầu năm 1987 đồng chí Nguyễn Hoài Bảo - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy được bầu làm Thư ký thay đồng chí Nguyễn Như chuyển sang làm nhiệm vụ khác;
Đại hội III diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 9 năm 1988, Đại hội bầu BCH gồm 33 đồng chí, đồng chí Hà Huy Do - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh ủy viên được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Đỗ Đức Xuyến được bầu làm phó thư ký thường trực, đồng chí Đặng Văn An được bầu làm phó thư ký phụ trách phong trào;
Đại hội IV diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 6 năm 1993, Đại hội bầu BCH gồm 31 đồng chí, đồng chí Đặng Văn An – tỉnh ủy viên được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Đỗ Đức Xuyến được bầu làm Phó Chủ tịch; Tháng 1/1996, đồng chí Đạng Văn An được điều động sang giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hội nghị BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Lần thứ VII (họp ngày 18/12/1996) đồng chí Đỗ Đức Xuyến được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Văn Vượng được bầu làm Phó Chủ tịch;
Đại hội V diễn ra từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 7 năm 1998, Đại hội bầu BCH gồm 33 đồng chí, đồng chí Đỗ Đức Xuyến được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Văn Vượng và đồng chí Lê Văn Tuấn được bầu làm Phó Chủ tịch, đến ngày 27/7/2001 Hội nghị BCH Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ VIII đã bầu đồng chí Phạm Văn Vượng làm Chủ tịch thay cho đồng chí Đỗ Đức Xuyến nghỉ hưu.
Đại hội VI diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 7 năm 2003, Đại hội bầu BCH gồm 35 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Vượng được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Lê Văn Tuấn được bầu làm Phó Chủ tịch. Ngày 24/7/2003 trên đường đi công tác về thành phố Hồ Chí Minh đồng chí Lê Văn Tuấn đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông. Ngày 10/3/2004 BCH Liên đoàn Lao động tỉnh (khóa VI) bầu đồng chí Thái Văn Thịnh và đồng chí Tăng Thị Thuận làm Phó Chủ tịch; đến tháng 2/2005 đồng chí Nguyễn Minh Hùng được Hội nghị BCH Liên đoàn Lao động tỉnh (khóa VI) bầu làm Chủ tịch thay cho đồng chí Phạm Văn Vượng chuyển công tác khác.
Đại hội VII diễn ra từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 5 năm 2008, đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Minh Hùng làm Chủ tịch, đồng chí Thái Văn Thịnh và đồng chí Phạm Thị Thanh Xuân được bầu làm Phó Chủ tịch.
Đại hội VIII diễn ra từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 3 năm 2013, đại hội đã bầu đồng chí Nguyễn Minh Hùng làm Chủ tịch, đồng chí Thái Văn Thịnh, đồng chí Phạm Thị Thanh Xuân và đồng chí Mai Lương Anh được bầu làm Phó Chủ tịch. Ngày 15/7/2015 đồng chí Huỳnh Ngọc Cảnh được Hội nghị BCH Liên đoàn Lao động tỉnh (khóa VIII) bầu làm Chủ tịch thay cho đồng chí Nguyễn Minh Hùng nghỉ hưu.
Đại hội IX diễn ra từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 4 năm 2018, Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 31 đồng chí, các đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phạm Văn Được và Phạm Thị Lệ Dung được bầu làm Phó Chủ tịch. Tại hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh (khóa IX) họp ngày 14/6/2018 đã bầu đồng chí Phạm Thị Phúc làm Chủ tịch; Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh (khóa IX) họp ngày 01/9/2020 đã bầu đồng chí Hoàng Liên làm Chủ tịch thay Đồng chí Phạm Thị Phúc chuyển công tác về Ban Dân vận Tỉnh ủy.
3. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 - 2023
3.1. Mục tiêu tổng quát
Quán triệt phương châm “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”,với tinh thần quyết tâm “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; thiết thực chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động; tham gia xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động lớn mạnh; góp phần xây dựng quê hương Lâm Đồng phát triển bền vững”, nhiệm kỳ 2018 - 2023 các cấp công đoàn tỉnh Lâm Đồng tập trung đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, lấy đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm mục tiêu hoạt động; lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu. Tập trung các nguồn lực xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm. Nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn, ý thức pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và tinh thần dân tộc cho đoàn viên, người lao động. Đóng góp tích cực, rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn tỉnh Lâm Đồng xác định ba khâu đột phá đó là: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện; Đại diện bảo vệ hiệu quả, chăm lo thiết thực lợi ích đoàn viên.
3.2. Nhiệm vụ tổng quát
Nhiệm kỳ 2018 - 2023 các cấp công đoàn tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
3.2.1. Đa dạng các hoạt động chăm lo, bảo vệ lợi ích cho đoàn viên công đoàn; nâng cao năng lực đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, cán bộ công đoàn; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đối với đoàn viên, người lao động. Xây dựng môi trường làm việc an toàn, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.
3.2.3. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với điều kiện thực tế; lấy phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo làm mục đích phấn đấu. Tập trung công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.
3.2.5. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác nữ công ở các cấp, xác định nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ quyền và việc làm của lao động nữ; xây dựng gia đình CNVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3.2.7. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu, chi tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch; thực hiện công bằng, hiệu quả trong hoạt động tài chính công đoàn.
3.2.8. Đổi mới phương thức chỉ đạo, phương pháp tổ chức thực hiện theo hướng lấy đoàn viên, người lao động làm trung tâm. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các cấp công đoàn trong tỉnh.
3.2.9. Tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sách vững mạnh.
3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu
3.3.1. Phấn đấu đến năm 2023 kết nạp mới 6.000 đoàn viên[1] công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở của công đoàn ở tất cả các doanh nghiệp có 25 công nhân lao động trở lên.
3.3.2. Phấn đấu hàng năm có 85% trở lên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt loại tốt; 80% trở lên công đoàn cơ sở khu vực nhà nước, 55% trở lên công đoàn cơ sở khu vực doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước, đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
3.3.3. Phấn đấu hàng năm bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu được ít nhất 01 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
3.3.4. Phấn đấu 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, 80% trở lên công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước thành lập được Ban Nữ công quần chúng theo qui định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3.3.5. Phấn đấu thu tài chính công đoàn đạt 95% trở lên so với số phải thu kinh phí và đoàn phí công đoàn theo qui định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
3.3.6. Hàng năm, 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp.
3.3.7. Phấn đấu hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức; 100% doanh nghiệp nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động; từ 100% trở lên doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức đối thoại tại cơ sở.
3.3.8. Phấn đấu 100% doanh nghiệp nhà nước và từ 75% trở lên doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể, trong đó ít nhất 50% thỏa ước lao động tập thể được phân loại B[2] trở lên.
3.3.9. Phấn đấu xây dựng hoàn chỉnh và triển khai thực hiện các chương trình hành động: “Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn”, “Chương trình xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện”, “Chương trình đại diện bảo vệ hiệu quả, chăm lo thiết thực lợi ích đoàn viên”.
4. Nhiệm vụ, giải pháp
4.1. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động
Phát huy vai trò trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong tập hợp, sâu sát để nắm tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, CNVCLĐ. Có giải pháp tích cực để phối hợp tham gia giải quyết kịp thời những bức xúc, đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động ngay từ cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động nhận thức được lợi ích và trách nhiệm việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung nâng cao chất lượng đối thoại, trong đó quan tâm việc xây dựng quy chế đối thoại, bầu ban đối thoại, thực hiện nghiêm túc quy trình nội dung đối thoại. Hoạt động đối thoại phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất khi cần thiết do yêu cầu của đoàn viên, CNVCLĐ và đề xuất của ban chấp hành CĐCS. Xây dựng các mô hình đối thoại các bên ở cấp huyện, thành phố, cấp ngành của tỉnh.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” trong nhiệm kỳ vừa qua, rút kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay. Về nội dung cần tập trung thương lượng về tiền lương và những vấn đề cơ bản về quyền làm việc an toàn, các khoản phúc lợi đối với công nhân lao động.
Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động; phải phân định rõ trách nhiệm của công đoàn trong quan hệ phối hợp với các ngành liên quan. Ngoài tham gia liên ngành, công đoàn cần có kế hoạch chủ động đẩy mạnh công tác giám sát, nội dung giám sát tập trung về thực hiện chế độ BHXH, về kinh phí công đoàn, về thời giờ làm việc của cán bộ công đoàn không chuyên trách theo luật định.
Đầu tư các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn ở cả cấp tỉnh và cấp trên trực tiếp cơ sở. Tiếp tục thực hiện khởi kiện, đại diện tham gia tố tụng tại tòa án theo quy định của pháp luật. Tăng cường các hoạt động của Văn phòng Tư vấn pháp luật LĐLĐ tỉnh, đào tạo bố trí cán bộ công đoàn có trình độ luật sư[3] hoặc hợp đồng luật sư tham gia làm việc tại Văn phòng Tư vấn pháp luật của LĐLĐ tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo điều kiện lao động; hạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với CNLĐ trên địa bàn tỉnh.
4.2. Đẩy mạnh chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên và người lao động
Có các giải pháp đa dạng phong phú để chăm lo các lợi ích cơ bản của đoàn viên công đoàn và người lao động. Đổi mới nội dung các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng đảm bảo quyền an sinh xã hội cho đoàn viên, người lao động và tạo sự khác biệt về quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn. Đoàn viên công đoàn được ưu tiên chăm lo bảo vệ, thông qua đó thu hút được người lao động gia nhập tổ chức công đoàn.
Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của “Quỹ trợ vốn cho công nhân, lao động” của LĐLĐ tỉnh. Tiếp tục thực hiện Chương trình “Mái ấm Công đoàn”, quan tâm công tác tuyên truyền để cán bộ, đoàn viên và cộng đồng tham gia ủng hộ Chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội của tổ chức công đoàn theo hướng tập trung đối tượng hưởng thụ là đoàn viên công đoàn.
Tuyên truyền sâu rộng về vai trò của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo lợi ích, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên công đoànvà người lao động thông qua việc đầu tư các thiết chế của công đoàn ở những nơi có đông công nhân lao động. Triển khai đầu tư xây dựng các thiết chế của tổ chức công đoàn, trước mắt là tại KCN Lộc Sơn và KCN Phú Hội. Đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác giữa LĐLĐ tỉnh với các đơn vị, doanh nghiệp về chương trình phúc lợi cho đoàn viên, tiến tới thực hiện ký kết thỏa thuận giữa công đoàn cấp trên cơ sở với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
4.3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Tổ chức phong trào thi đua gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đối với LĐLĐ tỉnh tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, tạo sự thống nhất nội dung thi đua trong đối tượng CNVCLĐ trên địa bàn. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS phải xây dựng quy chế phối hợp chuyên môn về công tác thi đua khen thưởng ở cấp mình. Đổi mới thực chất nội dung, cách thức tổ chức các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, coi trọng về mặt chất lượng trong thi đua, khen thưởng. Trong công tác khen thưởng phải chú ý khen thưởng kịp thời, khen thưởng đột xuất đối với những tập thể và cá nhân trong khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài nhà nước, công nhân lao động trực tiếp. Tiếp tục thực hiện tốt công tác nhân rộng điển hình tiên tiến trong thi đua khen thưởng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phản biện về công tác thi đua, khen thưởng.
4 .4. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Lâm Đồng ngày càng lớn mạnh
Có kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm đổi mới căn bản công tác tuyên truyền, vận động theo từng nhóm đối tượng. Từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức pháp luật, trình độ nghề nghiệp cho đoàn viên công đoàn và người lao động; nâng cao nhận thức về quyền, trách nhiệm của công đoàn và của đoàn viên công đoàn cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ.
Thông qua các hoạt động, chủ động của công đoàn và phối hợp với các cơ quan truyền thông để đẩy mạnh công tác truyền thông về phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn; xây dựng hình ảnh và uy tín của tổ chức công đoàn và đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động và toàn thể xã hội. Nâng cao hiệu quả tham mưu của ban chuyên đề LĐLĐ tỉnh và đội ngũ báo cáo viên của LĐLĐ tỉnh về công tác tuyên truyền vận động, nhất là tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động trong “Tháng công nhân” hàng năm. Vận động để các cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực chỉ đạo, tham gia hoạt động “Tháng công nhân” thông qua đó quyền lợi của đoàn viên, công nhân lao động được đảm bảo, đoàn viên được hưởng phúc lợi tốt hơn.
Kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ. Các cấp công đoàn trong tỉnh cần phải chủ động đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ. LĐLĐ tỉnh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nghiên cứu tham mưu cho cấp ủy cùng cấp xây dựng quy chế đối thoại hoặc “Diễn đàn công nhân” để CNVCLĐ phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Đảng, với Nhà nước, với Công đoàn.
Có biện pháp cụ thể nhằm xây dựng đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Lâm Đồng gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong CNVCLĐ. Vận động đoàn viên, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức pháp luật.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, chú trọng phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao cho đoàn viên, CNVCLĐ; có cơ chế miễn, giảm phí dịch vụ đối với người có thẻ đoàn viên công đoàn khi đăng ký tập luyện, thi đấu các bộ môn tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.
4.5. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh trong sạch vững mạnh
Triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn về đổi mới mô hình tổ chức các cấp công đoàn theo hướng lấy đoàn viên và người lao động làm trung tâm, xác định nhiệm vụ của công đoàn cấp tỉnh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và CĐCS ở các loại hình, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho đoàn viên. Trong đó tập trung kiện toàn bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo vị trí việc làm, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Phân định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn theo hướng rõ việc của từng cấp với mục tiêu vì lợi ích đoàn viên và người lao động. Trong tổ chức hoạt động ở mỗi cấp công đoàn cần chọn lựa thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo thứ tự ưu tiên, giảm bớt các nhiệm vụ ít hoặc không liên quan đến quan hệ lao động và nhiệm vụ của công đoàn.
Phát huy vai trò chủ động quyết định hoạt động của ban chấp hành công đoàn các cấp, kịp thời nắm bắt thông tin, trực tiếp hỗ trợ CĐCS, đoàn viên và người lao động trong phạm vi quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên theo quy định.
Chủ động, phối hợp tổ chức thực hiện tốt việc góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Bộ Chính trị. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, góp phần thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình mới. Quan tâm đầu tư đúng mức công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp trong tỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn không chuyên trách, gắn tập huấn bồi dưỡng lý thuyết với thực hành và kỹ năng xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chuyên trách, ưu tiên quy hoạch cán bộ đạt chuẩn. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chuyên trách theo chức danh cán bộ gắn với vị trí việc làm, chức trách nhiệm vụ được giao.
LĐLĐ tỉnh nghiên cứu từng bước hình thành lực lượng chuyên gia để hỗ trợ cho hoạt động công đoàn trong tình hình mới. LĐLĐ tỉnh nghiên cứu xây dựng Giải thưởng đối với cán bộ công đoàn tỉnh để tôn vinh người có nhiều sáng kiến, sáng tạo đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn. Trong nhiệm kỳ ít nhất tổ chức một lần hội nghị tôn vinh cán bộ công đoàn trong dịp kỷ niệm Ngày thành lập CĐVN (28/7)[4].
Đổi mới công tác phát triển đoàn viên, chú trọng cách thức tiếp cận, tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Phối hợp thực hiện hiệu quả các giải pháp trong khảo sát thành lập CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước. Thực hiện công tác quản lý nâng cao chất lượng đoàn viên theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn. Trên cơ sở đề xuất cụ thể với Tổng Liên đoàn về hoàn thiện hệ thống tiêu chí phân loại đoàn viên. Quản lý đoàn viên theo hướng áp dụng công nghệ thông tin để vừa quản lý tốt hơn quá trình dịch chuyển đoàn viên và phục vụ nhiệm vụ đại diện, bảo vệ, chăm lo các quyền, lợi ích thiết thực của đoàn viên thông qua thẻ đoàn viên.
Trên cơ sở kế hoạch chung của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp, công đoàn các cấp trong tỉnh phải đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh. Chỉ đạo ban chấp hành CĐCS quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
4.6. Nâng cao hiệu quả công tác nữ công, góp phần chăm lo, xây dựng đội ngũ nữ CNVCLĐ trong tình hình mới
Tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công, nâng cao chất lượng cán bộ nữ công khu vực ngoài nhà nước. Từng bước quan tâm bồi dưỡng, động viên giáo dục rèn luyện để tăng tỷ lệ nữ cán bộ công đoàn giữ vị trí lãnh đạo. Nâng cao chất lượng hoạt động ban nữ công quần chúng cơ sở.
Tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức tốt các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ, các hoạt động về dân số, gia đình, trẻ em, các hoạt động xã hội công đoàn, thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động việc làm, trong đó tập trung ở khu vực doanh nghiệp.
Đẩy mạnh các hoạt động xã hội công đoàn theo hướng tập trung đối tượng thụ hưởng là nữ, con CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh.
4.7. Tập trung phát triển các nguồn lực phục vụ hoạt động công đoàn
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý điều hành tài chính ở các cấp nhất là đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Tiếp tục thực hiện triệt để việc phân cấp tài chính theo lộ trình đề ra. Đẩy mạnh sử dụng phần mềm quản lý tài chính mới đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài chính công đoàn.
Tập trung thu đúng, thu đủ, thu kịp thời nguồn tài chính công đoàn, hạn chế tối đa thất thu kinh phí công đoàn, nhất là ở những đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS. Sử dụng hiệu quả tiết kiệm nguồn tài chính công đoàn, tập trung chi cho các nhiệm vụ trọng tâm như: để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đoàn viên và người lao động, công tác phát triển đoàn viên, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn, đầu tư các thiết chế của tổ chức công đoàn cho đoàn viên và người lao động.
Tiến hành rà soát, đánh giá để sắp xếp lại cán bộ công đoàn làm công tác tài chính theo hướng chuyên nghiệp. Bố trí sắp xếp cán bộ phụ trách công tác tài chính của LĐLĐ tỉnh đảm bảo tính hiệu quả.
Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động tỉnh.
4.8. Tăng cường công tác kiểm tra công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh
Tiếp tục củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra và tăng cường chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, nhất là ở CĐCS để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ CĐVN. Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 6b/TLĐ của Tổng Liên đoàn và Kế hoạch số 59/KH-LĐLĐ của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn. Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ CĐVN. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của ban thường vụ, ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn. Đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra các cấp trên tinh thần ngăn ngừa sai phạm, tránh tư tưởng kiểm tra chỉ để xử lý và chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ là chủ yếu. Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên theo hướng tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, trong đó tập trung vào kiểm tra thực hiện công tác tài chính công đoàn.
4.9. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công đoàn
Tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn trên cơ sở nâng cao nhận thức về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành ở các cấp công đoàn. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động công đoàn nhằm phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành công đoàn các cấp trước đoàn viên, người lao động.
Tăng cường phối hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò chủ động quyết định hoạt động của ban chấp hành công đoàn các cấp. Chú trọng triển khai thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp đã ký kết với các ngành liên quan, nhất là Quy chế phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh và UBND tỉnh; Chương trình phối hợp giữa ba đơn vị: LĐLĐ tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh.
Thực hiện chuyển đổi từ phương thức chỉ đạo hành chính là chủ yếu sang phương thức trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức cho CĐCS chủ động thực hiện nhiệm vụ, nhất là CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Rà soát và điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành của LĐLĐ tỉnh. Giảm mạnh các thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tài chính, quản lý đoàn viên; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội nghị, hội thảo, công tác tổng hợp.
Với tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, Đại hội IX Công đoàn tỉnh Lâm Đồng thể hiện ý chí quyết tâm của cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ và các cấp công đoàn trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ và Công đoàn Lâm Đồng ngày càng lớn mạnh./-
Tác
giả
bài
viết:
admin
Nguồn tin: Công đoàn trường THPT Chu Văn An
Nguồn tin: Công đoàn trường THPT Chu Văn An
Từ
khóa:
Những tin mới hơn
- BẢN TIN NGOẠI KHÓA THÁNG 12 CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22.12 (23/12/2020)
- BẢN TIN LỄ HƯỚNG THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH CÁC BỘ MÔN VĂN HÓA (04/01/2021)
- GIỚI THIỆU CÂU LAC BỘ TIẾNG ANH (06/01/2021)
- LỄ SƠ KẾT HKI NĂM HỌC 2020-2021 (14/01/2021)
- BẢN TIN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN CUỐI NĂM VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG NĂM 2020 (18/12/2020)
- Thông báo Kết luận của đồng chí Phạm Thị Hồng Hải - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị trực báo năm học 2020-2021 (07/12/2020)
- Đề cương tuyên truyền tháng 10 (05/10/2020)
- Tuyên truyền chỉ thị 33 về tái chế, tái sử dụng giảm thiểu rác thải nhựa (07/11/2020)
- LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11 (06/12/2020)
- KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC 2020 - 2021 (05/10/2020)
Những tin cũ hơn
- HỘI NGHỊ CBCC- VC TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2020-2021 (29/09/2020)
- CV TUYÊN TRUYỀN NGÀY HỘI SÁCH TRỰC TUYẾN QUỐC GIA (28/09/2020)
- QĐ, KẾ HOẠCH, QUY CHẾ CÔNG TÁC TƯ VẤN 2020 - 2021 (09/09/2020)
- QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN HĐNGLL, BAN THI ĐUA TRONG HỌC SINH 2020 - 2021 (09/09/2020)
- LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2020-2021 CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (08/09/2020)
- BẢN TIN TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN NĂM HỌC 2020-2021 (08/09/2020)
- LỊCH THI LẠI NĂM HỌC 2019 – 2020 (05/08/2020)
- BẢN TIN CHI BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (31/07/2020)
- HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2019-2020 (24/07/2020)
- LỄ TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CHO HỌC SINH CUỐI CẤP NIÊN KHÓA 2017-2020 (22/07/2020)
thăm dò ý kiến
thống kê
- Đang truy cập: 9
- Hôm nay: 1300
- Tháng hiện tại: 13278
- Tổng lượt truy cập: 3027814
Ý kiến bạn đọc