01:25 ICT Thứ hai, 11/11/2024

Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri

Đăng lúc: Thứ năm - 14/11/2013 19:40 - Người đăng bài viết: thptchuv
Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri

Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri

Không ít người vừa thiếu văn hóa giao thông, họ còn là những người vô lương tri.
Hôm nay, tình cờ xem được video về văn hóa giao thông của người Nga, tôi như sực tỉnh. Hóa ra, nhiều tháng ngày qua, tôi và nhiều người khác đã trở nên bàng quan với thói vô văn hóa giao thông của nhiều người trên đường.
 

Sự thiếu văn hóa giao thông đã đến mức trở thành văn hóa đi đường của nhiều người Việt. Bây giờ đi đường điều bất bình thường trở thành điều bình thường và ngược lại, điều bình thường trở thành bất bình thường.

 

 

Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri
Nếu không có người đưa qua đường, các em học sinh có thể gặp nguy hiểm. 
Trong video clip về văn hóa giao thông ở Nga, người ta dừng xe để nhảy xuống giúp đưa một người đang loay hoay sang đường. Người ta cũng nhảy xuống để xua một đàn vịt qua đường. Cả một hàng dài xe đứng sau, nhẫn nại, tuyệt không một tiếng còi.
 

Tôi tự hỏi, nếu trên đường phố ở Hà Nội cũng có người dừng xe lại để giúp một người sang đường, chắc chắn anh ta sẽ bị ăn chửi bằng những lời lẽ tục tĩu nhất của những người điều khiển xe phía sau, thậm chí có thể bị ăn đòn.

Nghĩ đến đó cũng đã thấy rùng mình, nói gì dám tưởng tượng ra một con vịt mẹ dẫn đàn con sang đường để có người nhảy khỏi xe xua chúng xuống hồ mới đi tiếp. Cảnh này ở ta chắc chỉ có trong truyện viễn tưởng.
 

Tôi có việc đi qua đường Lò Đúc (Hà Nội) đúng vào ngày khai giảng năm học mới. Cô giáo dẫn một đoàn học sinh lớp 1 hay lớp 2 gì đó băng qua đường ở vạch dành cho người đi bộ. Những gương mặt thơ ngây, rạng ngời, tay các em cầm lá cờ nhỏ vẫy vẫy.

 

 

 
 
Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri Tôi tự hỏi, người đang bóp còi đòi vượt chiếc xe tang chở linh cữu người chết kia liệu có còn chút lương tri con người? Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri
 
Đúng lúc ấy, một chiếc xe biển nhà nước đi tới. Khó chịu vì phải dừng lại, người lái xe bấm còi inh ỏi. Phía bên kia, chiếc SH chở một thanh niên đầu trần cũng ra sức bấm còi. Tôi chợt thấy vài bàn tay nhỏ xíu, đáng yêu giơ lên bịt tai…
 

Tôi tự hỏi, những người đang ra sức bấm còi kia có chút văn hóa, có lòng yêu thương con trẻ bao giờ?

 

Lần nọ, tôi gặp một đám tang trên đường Giải Phóng. Chiếc xe tang chở linh cữu chầm chậm đi ra khỏi ngõ. Xe cộ đứng lại nhường đường. Bỗng dưng những tiếng còi cất lên inh ỏi. Đó là chiếc xe máy do người trung niên điều khiển.

 

Tôi tự hỏi, người đang bóp còi đòi vượt chiếc xe tang chở linh cữu người chết kia liệu có còn chút lương tri con người?

 

Xin nói thêm, bao nhiêu năm đi trên đường Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy chiếc xe hơi nào dừng nhường đường cho người đi bộ sang đường, người lái xe tươi cười vẫy tay mời đi qua.

 

Ngược lại, chỉ thấy sự chen chúc, tranh giành nhau bằng mọi giá vượt lên trước, bất chấp hậu quả, thậm chí là hậu quả khủng khiếp nhất. Khái niệm văn hóa giao thông không hề xuất hiện.

 

 

Thiếu văn hóa giao thông, họ cũng là những người vô lương tri
Bức ảnh này nói lên tất cả
Tôi có đọc bài viết minh họa bằng nhiều ảnh trên VTC News với tựa đề: Xem mặt những người tự nhận vô văn hóa giao thông.
 

Một tấm biển giao thông ấn tượng với dòng chữ: "Người có văn hóa giao thông, không quay đầu đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông", phía trên là tấm biển cấm quay đầu, được gắn tại khu vực ngã ba Yên Phụ - đường Thanh Niên (Tây Hồ, Hà Nội).

Theo quy định, phương tiện đi từ đường Thanh Niên muốn lưu thông về hướng Nghi Tàm phải đi đến điểm quay đầu được quy định trên đường Yên Phụ, sau đó mới tiếp tục đi về hướng Nghi Tàm - Âu Cơ.

 

Nhưng rất nhiều người dân muốn rút ngắn quãng đường của mình, đã vòng vào đường cấm để lưu thông về hướng Nghi Tàm mặc cho biển cấm hiển hiện trước mặt. Họ tự nhận là vô văn hóa giao thông mà không chút xấu hổ.

 

Họ sẵn sàng bất chấp sự nguy hiểm tính mạng cho mình, nguy hiểm tính mạng cho người khác chỉ để nhanh thêm vài chục giây. Nhưng cũng chính những con người ấy sẵn sàng dừng lại nhiều chục phút để “xem” một vụ tai nạn hay ẩu đả trên đường mà không sợ muộn.











 

“Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ”

Nhìn những người nghênh ngang lách đám đông vượt đèn đỏ, tôi thấy thương hại họ vì họ vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa.

Nhìn những người đi xe đẹp, đầu trần nghênh ngang lách đám đông đứng chờ đèn đỏ rồi vượt qua đường, tôi thấy thương hại họ vì họ vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa,” độc giả Trịnh Quang Trung ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ.
“Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ”
Chúng sẵn sàng vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT
Mấy chục năm sống ở Hà Nội, tôi không thể quen được với kiểu giao thông như chốn vô luật pháp ở Hà Nội.

Trong hàng trăm thói bất tuân luật pháp giao thông mà tôi không thể kể hết ra đây, có một điều làm tôi (và những người có văn hóa) rất bức xúc là thói vượt đèn đỏ của người (tham gia giao thông ở) Hà Nội.

Đến bất kỳ ngã ba, ngã tư, nơi giao nhau có đèn đỏ nào ta đều bắt gặp cảnh này.

Những người vượt đèn đỏ có vài loại người. Loại thứ nhất cũng dừng đèn đỏ như bao người khác. Ngó quanh nếu không thấy cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng, người tham giao thông chiều được phép đi đã giảm bớt, họ phóng lên vượt đèn đỏ.

Loại người thứ hai, dù đã thấy đèn vàng chuyển sang đỏ, họ vẫn nhấn ga cho xe máy hoặc ô tô của mình cố chạy sang bên kia đường.

Hai loại người nói trên đây phần nhiều ăn mặc lịch sự, nhìn ra dáng nhân viên công sở. Cũng không ít lần, tôi đã nghe thấy người ngồi sau xe vượt đèn đỏ giục: “Có công an đâu. Đi đi.” Đây có lẽ là từ tôi được nghe nhiều nhất từ người ngồi sau xe giục người cầm lái vượt đèn đỏ.

 

“Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ”
Ai sẽ xử lý những kẻ coi thường pháp luật này?
Loại thứ ba là những người đi ô tô. Họ bám theo hàng ô tô đi trước với tâm lý “tôi đang bám theo xe đi trước cơ mà”. Và cứ thế, chiếc nọ nối tiếp chiếc kia ngang nhiên vượt đèn đỏ trong sự bất lực của những người đứng nhìn đèn xanh mà không được đi.

Loại người thứ tư là những kẻ, đa phần là đầu trần, hoặc chở 2 – 3 người, hoặc đi một mình ngông nghênh trên những chiếc SH hoặc xe phân khối lớn lách qua đám đông đứng chờ đèn đỏ phóng vọt lên.

Đối với loại người thứ tư này, việc vượt đèn đỏ, bất tuân thủ dường như là thú vui, là việc chúng nhất thiết phải làm để chứng minh với người xung quanh rằng chúng muốn làm gì tùy ý chứ không phải do vội vã.

Xin lưu ý rằng, chính mắt tôi đã nhiều lần nhìn thấy những kẻ vượt đèn đỏ này đứng lại xem ẩu đả hoặc tai nạn trên đường. Họ nhanh chóng phải vượt qua đèn đỏ bằng được, nhưng hễ gặp cảnh ẩu đả hoặc tai nạn là sẵn sàng đứng lại xem mà không hề để ý đến thời gian.

 

“Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ”
Hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu trên đường phố thủ đô
Dù là ai vượt đèn đỏ, tôi đều nhìn họ với ánh mắt đầy thương hại. Thương hại vì tôi nghĩ, họ đã vô phúc sinh ra trong môi trường thiếu văn hóa. Chắc rằng có rất nhiều người cũng có cùng suy nghĩ như tôi.

Những người vượt đèn đỏ có thể có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có chức vụ. Nhưng theo tôi, hành vi vượt đèn đỏ không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, thời gian đào tạo mà phụ thuộc vào vốn văn hóa mà người đó tích lũy được.

Đa phần những người có văn hóa, trong đó có văn hóa giao thông, được giáo dục trong môi trường tốt và gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Văn hóa, về định nghĩa, tôi chắc chắn ai cũng biết. Tuy vậy, trong khuôn khổ ý kiến này, tôi chỉ nêu ý này: Nhờ có văn hóa mà con người khác biệt với những con vật khác trong thế giới động vật.

Trong giao thông, và cụ thể khi chờ đèn đỏ, chắc chắn con người phải khác con bò (vì lý do nào đó bị sổng ra đường) ở chỗ con bò có thể lao qua đèn đỏ, còn con người thì không.

 



 

Tác giả bài viết: Việt Tiến và Trịnh Quang Trung
Nguồn tin: VTC NEWS
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Ý kiến bạn đọc

 

 



 

thăm dò ý kiến

Cảm ơn đã ghé thăm website của trường chúng tôi. Xin hãy cho biết bạn là:

Phụ huynh học sinh của trường

Giáo viên, nhân viên của trường

Học sinh của trường

Cựu học sinh của trường

Khách

thống kê

  • Đang truy cập: 20
  • Khách viếng thăm: 19
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 172
  • Tháng hiện tại: 34308
  • Tổng lượt truy cập: 2979586

Liên Kết

VIDEO NỔI BẬT