Thầy giáo – tấm gương tiêu biểu về thực hiện tốt phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, đổi mới và sáng tạo.
Đăng lúc: Thứ tư - 11/03/2020 21:19 - Người đăng bài viết: thptchuv
“Là
giáo
viên
mà
luôn
mang
vật
chất,
tiền
bạc
ra
để
so
sánh
với
nghề,
thì
đó
là
sự
so
sánh
vật
chất
tầm
thường”
–
đó
là
lời
tâm
sự
của
thầy
Hoàng
Đắc
Bằng
–
giáo
viên,
Phó
chủ
tịch
Công
đoàn,
Tổ
trưởng
tổ
Khoa
học
xã
hội
trường
THPT
Chu
Văn
An
–
huyện
Đức
Trọng
Năm
1980,
sinh
ra
và
lớn
lên
ở
miền
quê
quan
họ
Bắc
Ninh
–
mảnh
đất
giàu
truyền
thống
văn
hóa
lâu
đời.
Sau
khi
tốt
nghiệp
Đại
học
Sư
phạm
ngành
Địa
lí
trường
Đại
học
TP
Hồ
Chí
Minh
vào
năm
2004,
thầy
Hoàng
Đắc
Bằng
đã
bén
duyên
với
nghề
dạy
học.
Với
lòng
yêu
nghề,
thầy
tình
nguyện
đến
công
tác
ở
trường
THPT
Đà
Loan
–
một
trường
vùng
sâu,
vùng
xa
của
huyện
Đức
Trọng,
Lâm
Đồng.
Năm 2006, thầy Bằng thi đậu viên chức và được chuyển về công tác tại trường THPT Hiệp Thạnh – ngôi trường vừa mới chuyển từ bán công lên công lập, nay là trường THPT Chu Văn An. Ở thời điểm đó, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học thiếu thốn, chất lượng học sinh còn thấp (nhất là tuyển sinh đầu vào). Các em đến từ các xã Hiệp Thạnh, Hiệp An (huyện Đức Trọng), xã Daròn (một xã nghèo thuộc huyện Đơn Dương) và các địa bàn khác cách xa trung tâm. Đã trải qua nhiều môi trường công tác khác nhau, từ vùng sâu, vùng xa đến thành thị, dù hoàn cảnh nào thầy cũng luôn vượt qua để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Những ngày đầu tiên đứng trên bục giảng còn nhiều bỡ ngỡ và gặp không ít những khó khăn về chuyên môn, phương pháp. Nhất là, chưa hiểu hết về những khó khăn của học sinh nơi đây, hầu hết các em là con nhà nông nghèo, điều kiện học tập thiếu thốn. Nhưng với sự ham học hỏi, khát khao được cống hiến đã tiếp thêm nghị lực để thầy vươn lên. Dù mới về trường, nhưng với kinh nghiệm và năng lực, thầy đã được tín nhiệm giao cho trọng trách làm Tổ trưởng chuyên môn. Với vai trò, trách nhiệm của mình, thầy luôn gương mẫu, tích cực thi đua dạy tốt, đi đầu trong các Hội thi, thao giảng, các chuyên đề đổi mới, sáng tạo. Đặc biệt thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thầy thường xuyên động viên, khích lệ và hỗ trợ đồng nghiệp khi gặp khó khăn cả vật chất và tinh thần, về chuyên môn cũng như những tâm tư trong cuộc sống đời thường. Cách quản lí tổ của thầy vừa khoa học, vừa có tình có lí, khiến đồng nghiệp nể trọng, tin yêu và tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình tốt nhất. Chính vì vậy, tổ do thầy quản lí luôn có sự đồng thuận, đoàn kết. Các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong tổ từng bước được đẩy mạnh. Trong những năm qua, Tổ đã đạt được rất nhiều thành tích xuất sắc góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn Địa nói riêng và chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Đã hơn 15 năm cùng công tác với thầy, theo lời nhận xét của cô Nguyễn Thị Hải Yến – giáo viên cùng tổ: “Dù ở cương vị nào, tôi luôn nhận thấy ở thầy Bằng là một người mẫu mực trong cuộc sống, luôn vui vẻ, hòa đồng thân thiện với đồng nghiệp và học sinh. Thầy là một tấm gương vượt khó trong phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt”, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Yêu nghề, tâm huyết với nghề là động lực để vươn tới thành công
Khắc ghi điều Bác dạy “nói đi đôi với làm”, “nói ít làm nhiều”. Là tổ trưởng tổ ghép Sử - Địa – GDCD – GDQP&AN, thầy Bằng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao; chủ động học tập, ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy, luôn chủ động dạy mẫu trước các tiết đổi mới phương pháp để các giáo viên trong tổ trao đổi, thảo luận, học hỏi và vận dụng. Thầy luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và động viên đồng nghiệp nỗ lực thi đua dạy tốt, hoàn thành mọi công việc được giao. Bản thân thầy thường xuyên tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy tích cực và tự nghiên cứu c các phần mềm hỗ trợ nhằm ứng dụng vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh như “vũ bão” của thời đại công nghệ thông tin. Do vậy, các tiết dạy của thầy được đồng nghiệp đánh giá cao, học sinh hứng thú, ngày càng yêu thích bộ môn hơn.
Là người đã có kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi, thầy được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng giao trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa để tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Một niềm vui lớn cho cả thầy và trò Trường THPT Chu Văn An là trong nhiều năm trường đều có học sinh đoạt giải cấp tỉnh. Năm 2017 – 2018 đạt giải khuyến khích, giải ba và giải nhất cấp tỉnh. Đây cũng là lần đầu tiên nhà trường đạt được giải cao nhất môn văn hóa cấp tỉnh. Đây là thành tích đáng tự hào của một trường vùng ven còn non trẻ.
Trong quá trình giảng dạy thì nhiệm vụ nặng nề hơn cả là việc bồi dưỡng, ôn tập cho học sinh khối 12 chuẩn bị kì thi THPT quốc gia mỗi năm. Tôi vẫn còn nhớ như in vào những ngày hè, cận kề mùa thi, học sinh gặp áp lực, nhiều mệt mỏi và lo lắng nên có buổi học sinh vắng nhiều. Vì vậy những ngày có tiết của thầy, vì sợ học trò trốn học, cúp tiết bỏ về, thầy đã lên trường trước cả giờ để ngồi chờ, nhắc nhở, động viên các em cố gắng ở lại ôn tập. Phải chăng, với hành động đó nhỏ đó của thầy, cùng với sự nhiệt tình, tận tâm, yêu nghề, hết lòng vì học sinh cùng với kiến thức chuyên môn vững vàng mà kết quả thi của học sinh khối 12 do thầy ôn luyện năm nào cũng vượt mặt bằng của tỉnh.
Ngoài hoàn thành tốt công tác chuyên môn, thầy Hoàng Đắc Bằng còn là tấm gương tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thầy đã tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng Trung cấp Lí luận chính trị, các lớp chuyên viên, chuyên viên, chuyên viên chính tại trường Chính trị Lâm Đồng; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở tổ chức. Mặc dù, nhà thầy cách trường hơn 30km, nhưng gần 2 năm theo học thầy vẫn sáng đi, chiều về, tối lại tiếp tục lo việc chuyên môn, việc tổ, chăm lo gia đình và dạy các con học tập. Nhưng chưa bao giờ thầy trễ nãi công việc mà bất cứ công việc gì thầy cũng là một tấm gương sáng. Thiết nghĩ rằng, phải là người cần, kiệm, liêm chính, mẫu mực, ham học, cầu tiến mới có sự kiên trì bền bỉ, tích cực tự giác như vậy.
Với tình yêu nghề, trách nhiệm cao với công tác, thầy giáo Hoàng Đắc Bằng đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp “trồng người”. Nhiều năm liền, thầy Bằng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 02 lần đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (năm 2014 và 2018); được UBND tỉnh tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (năm 2014).
Cùng với nhiều đồng nghiệp khác trong toàn tỉnh, thầy giáo Hoàng Đắc Bằng là một trong những tấm gương xuất sắc được Sở GD-ĐT Lâm Đồng biểu dương trong Lễ tôn vinh nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2017 vừa qua. Đặc biệt, với những thành tích đạt được trên tất cả các lĩnh vực đảm nhiệm, năm 2018, thầy được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về thực hiện tốt phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo” trong dạy và học do Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Công đoàn ngành phát động. Đó cũng là niềm tự hào cho Thầy và nhà trường, cũng là động lực để tập thể giáo viên và nhà trường tiếp tục học tập, phấn đấu nâng cao hơn nữa trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Thầy Nguyễn Ngọc Bảo - Hiệu phó chuyên môn Trường THPT Chu Văn An nhận xét: “Thầy Hoàng Đắc Bằng là một trong những cánh chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường về thi đua “dạy tốt – học tốt”, là tấm gương điển hình về sự nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao, từ công tác quản lý tổ chuyên môn đến giảng dạy và cả những hoạt động phong trào…”
Riêng tôi, là một đồng nghiệp nam, lại nhiều tuổi hơn nhưng tôi rất nể trọng quý mến thầy, không chỉ về chuyên môn mà còn trong cả cuộc sống đời thường. Bởi ở thầy là một con người hiền lành, hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, một phong thái điềm đạm, tác phong nghiêm túc, chuẩn mực. Những khi tôi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, buồn phiền với bộn bề công việc và cuộc sống, lúc đó, tôi lại nghĩ đến tấm gương của thầy- đã thôi thúc tôi vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.
Trần Văn Ngọc
Tác
giả
bài
viết:
admin
Nguồn tin: Trường THPT Chu Văn An - Lâm Đồng
Nguồn tin: Trường THPT Chu Văn An - Lâm Đồng
Từ
khóa:
giáo viên, vật chất, tiền bạc, so sánh, tầm thường, tâm sự, chủ tịch, công đoàn, tổ trưởng, khoa học, xã hội, chu văn an, sinh ra, quan họ, bắc ninh, truyền thống, văn hóa, lâu đời, tốt nghiệp, đại học, sư phạm
Những tin mới hơn
- ĐẠI HỘI CHI BỘ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN LẦN THỨ V NHIỆM KÌ 2020-2025 (25/05/2020)
- BẢN TIN CÔNG ĐOÀN (03/07/2020)
- QUY CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG (03/07/2020)
- Bài dự thi hùng biện tiếng anh của học sinh trường thpt Chu Văn An (16/07/2020)
- BÀI HÁT TỰ HÀO TRƯỜNG CHU VĂN AN (10/05/2020)
- BẢN TIN CÔNG ĐOÀN (10/05/2020)
- QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (11/03/2020)
- QUYẾT ĐỊNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN 2019 - 2020 (30/03/2020)
- KẾ HOẠCH CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ NĂM 2020 (23/04/2020)
- BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VỀ “TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TÂM HUYẾT, MẪU MỰC” (11/03/2020)
Những tin cũ hơn
- BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TÂM HUYẾT MẪU MỰC (11/03/2020)
- 17 điểm mới trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi) người lao động cần biết (11/03/2020)
- THÔNG TƯ QUY ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN (11/03/2020)
- BẢN TIN 8.3. 2020 (09/03/2020)
- CÁC KẾ HOẠCH CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2019 - 2020 (02/03/2020)
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt (21/02/2020)
- HỒ SƠ 3 CÔNG KHAI NĂM HỌC 2019 - 2020 (21/02/2020)
- BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN - LÂM ĐỒNG (02/02/2020)
- BỆNH DỊCH CORONA VIRUT (02/02/2020)
- HỘI NGHỊ SƠ KẾT HKI NĂM HỌC 2019-2020 (02/02/2020)
thăm dò ý kiến
thống kê
- Đang truy cập: 48
- Khách viếng thăm: 46
- Máy chủ tìm kiếm: 2
- Hôm nay: 1209
- Tháng hiện tại: 38866
- Tổng lượt truy cập: 2759273
Ý kiến bạn đọc