ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY KÝ HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM (27/01/1973 - 27/01/2023)
Đăng lúc: Chủ nhật - 04/12/2022 08:31 - Người đăng bài viết: thptchuv
I.
BỐI
CẢNH
DẪN
TỚI
HỘI
NGHỊ
PARIS
Ngay từ cuối những năm 1940, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam và Đông Dương bằng cách chi viện ngày càng nhiều cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954). Sáu đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam (kể từ H.Tơruman đến G.Pho). Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; lần lượt tiến hành nhiều chiến lược như chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ... Cùng với phương tiện chiến tranh hiện đại và những khoản tiền khổng lồ, từ đầu những năm 1960, Mỹ không ngừng đưa quân vào miền Nam Việt Nam (năm 1961 là 700 người, đến tháng 6/1968 lên tới 525.000 người). Tiếp theo sự kiện vịnh Bắc Bộ (tháng 8/1964), Mỹ đã leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, chủ yếu bằng không quân và hải quân, nhưng càng đánh, Mỹ càng sa lầy, tổn thất về người và của càng lớn; phong trào chống chiến tranh ở Mỹ phát triển ngày càng sâu rộng, nội bộ chính quyền Mỹ ngày càng mâu thuẫn, lục đục; chính quyền Mỹ đã bao biện rằng thông qua nhiều nước, nhiều nhân vật để tìm kiếm hòa bình với Việt Nam nhưng không mang lại kết quả.
Trước tình hình Mỹ ngày càng leo thang, dấn sâu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Nhân dân ta đã kiên cường chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, không quản hy sinh, gian khổ. Đi đôi với đấu tranh quyết liệt và thắng lợi to lớn, liên tiếp trên các mặt trận quân sự, Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú trọng nâng cao vị thế và vai trò của đấu tranh ngoại giao. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, Mỹ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ, từng bước leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, ta đã đề ra những điều cơ bản làm cơ sở cho đàm phán, đó là lập trường 5 điểm ngày 22/3/1965 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố 4 điểm ngày 8/4/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng như Nghị quyết 12 (tháng 12/1965), Nghị quyết 13 (tháng 1/1967), Nghị quyết 14 (tháng 1/1968) ngày càng nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đồng thời chủ trương mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta.
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam Tết Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”. Chính trong tình hình đó, ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”. Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên phải mất 30 ngày, hai bên mới thỏa thuận, thống nhất được địa điểm họp ở Paris theo sáng kiến của ta.
Tình hình thế giới trước ngày diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa ta và Mỹ hết sức phức tạp. Sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội trên thế giới, giữa hai thái cực Liên Xô và Mỹ rất sâu sắc và toàn diện, thể hiện ở cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhiều giới chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước đế quốc lo ngại chiến tranh khu vực phát triển thành chiến tranh thế giới. Do đó dư luận rộng rãi trên thế giới một mặt ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, mặt khác mong muốn Việt Nam ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng phương pháp hòa bình. Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng.
Đứng trước tình hình phức tạp trên, Đảng và Nhà nước ta phải phát huy tinh thần độc lập và tự chủ, phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao; đồng thời tranh thủ đến mức cao nhất sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng như sự ủng hộ tinh thần và vật chất của Nhân dân thế giới. Chúng ta quyết tâm giành những thắng lợi to lớn ở chiến trường, đồng thời giương cao ngọn cờ hòa bình, thiện chí, phân hóa và cô lập đối phương.
II. DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ PARIS
Năm 1967: Ngày 23-26/1, Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị.
Năm 1968: Ngày 13/5, Hội nghị Paris giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, phố Kléber. Trưởng đoàn VNDCCH là ông Xuân Thủy. Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: cần có sự tham gia của phái đoàn Chính phủ Sài Gòn; Bắc Việt Nam không vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía VNDCCH phản đối những đòi hỏi đó và đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tham gia hội đàm.
Năm 1969: Ngày 25/01, lần đầu tiên diễn ra đàm phán giữa bốn bên tham chiến để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam; Hội nghị bốn bên gồm đại diện của VNDCCH, MTDTGPMNVN, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa long trọng khai mạc. Trưởng đoàn MTDTGPMNVN là ông Trần Bửu Kiếm. Ngày 08/5, đoàn MTDTGPMNVN đưa ra tuyên bố của Mặt trận về “Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của giải pháp toàn bộ về vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam”, sau đó thường gọi tắt là “Giải pháp toàn bộ 10 điểm”. Bản đề nghị này nêu quan điểm tổng quát của Việt Nam về tất cả các mặt của một giải pháp cho cuộc chiến tranh, nhưng tập trung vào hai nội dung chính: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam vô điều kiện; công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam do Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết, lập Chính phủ liên hiệp lâm thời để tổ chức Tổng Tuyển cử tự do. Đây là lần đầu tiên một bên tham gia đàm phán đưa ra một giải pháp toàn diện, tổng thể về vấn đề Việt Nam. Ngày 12/6, đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) tham dự phiên họp đầu tiên tại Hội nghị với tư cách là những người đại diện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời, thay thế cho Mặt trận. Bộ trưởng Ngoại giao CPCMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình là trưởng đoàn. Trong thời gian này, nhiệm vụ chủ yếu của đấu tranh ngoại giao là thúc đẩy Mỹ xuống thang, đơn phương rút quân Mỹ. Ngay trong tháng 6/1969, Nixon công bố đợt rút quân đầu tiên. Trong tháng 8/1969, bắt đầu các cuộc gặp riêng giữa Xuân Thủy và Kissinger, chủ yếu là để thăm dò sơ bộ.
Năm 1970: Ngày 21/2 diễn ra cuộc gặp riêng đầu tiên giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger tại Paris. Ngày 14/9, đoàn đàm phán CPCMLTCHMNVN đưa ra tuyên bố “Tám điểm” về giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ngày 17/9, tại phiên họp toàn thể lần thứ 80 Hội nghị Paris, CPCMLTCHMNVN đưa ra giải pháp “Tám điểm - nói rõ thêm” về một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn, thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam không có Thiệu - Kỳ - Khiêm. Ngày 18/10, Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra “Đề nghị năm điểm” mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 10/12, tại phiên họp toàn thể lần thứ 94 Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra “Tuyên bố ba điểm” về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31/7/1971.
Năm 1971: Ngày 31/5, tại cuộc gặp riêng với Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH Xuân Thủy, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kissinger đưa ra đề nghị “cuối cùng” 7 điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả hai. Để tăng sức ép với Mỹ và hỗ trợ đấu tranh quân sự và chính trị, ngày 26/6, trong cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ - Kissinger, phía Việt Nam đưa ra “Sáng kiến hòa bình 9 điểm” tập trung vào việc đòi Mỹ thay Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 01/7, trong phiên họp thứ 119 của Hội nghị bốn bên, bà Nguyễn Thị Bình trình bày “Sáng kiến mới gồm 7 điểm, nhằm giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam Việt Nam”. Đề nghị 7 điểm là đề nghị quan trọng thứ hai (sau đề nghị 10 điểm tháng 5/1969) được đưa ra tại bàn đàm phán; được dư luận rộng rãi đồng tình và chính giới Mỹ quan tâm. Sáng kiến “9 điểm” và “7 điểm” gần như có cùng một nội dung là đòi Mỹ định thời hạn rút hết quân và lập ở Sài Gòn một chính quyền không có Thiệu. Ngày 16/8, Kissinger đưa ra “Đề nghị 8 điểm”. Về cơ bản Mỹ vẫn giữ lập trường cũ: không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về.
Năm 1972: Ngày 02/2, để tăng sức ép với Mỹ và phối hợp với các hoạt động quân sự đang được chuẩn bị, CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố “Hai điểm nói rõ thêm” trong giải pháp 7 điểm ngày 01/7/1971. Ngày 24/3, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn. Ngày 30/3, quân và dân Việt Nam mở cuộc Tổng tấn công chiến lược Xuân - Hè, đánh địch trên 5 mặt trận lớn từ Trị Thiên đến đồng bằng Cửu Long. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của chính quyền Nixon thất bại một bước nghiêm trọng. Thắng lợi của đợt tấn công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã phục vụ tích cực cho đấu tranh chính trị và ngoại giao, và nhất là đưa đàm phán Paris đi vào thực chất từ tháng 7/1972.
Ngày 13/7, Mỹ chấp nhận họp lại Hội nghị toàn thể bốn bên ở Paris. Từ tháng 7 đến tháng 9/1972, đã diễn ra bốn cuộc gặp riêng, Việt Nam đã lần lượt đưa ra 3 đề nghị, Mỹ đưa 4 đề nghị. Việt Nam muốn có một hình thức chính quyền liên hiệp; Mỹ muốn giữ chính quyền Sài Gòn, giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam trong khuôn khổ chế độ chính quyền Sài Gòn. Qua ba tháng thương lượng, tranh cãi gay gắt, đàm phán đạt một số thỏa thuận: Mỹ nhận rút hết quân trong ba tháng, thực hiện ngừng bắn tại chỗ ở miền Nam, cam kết chấm dứt dính líu về quân sự, nhận lập ủy ban hòa giải để tổ chức Tổng Tuyển cử.
Tại phiên họp ngày 08/10 - phiên họp bước ngoặt của diễn đàn đàm phán bí mật - Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và dự thảo “Thỏa thuận về quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam”. Sức mạnh tấn công, tháo gỡ bế tắc của bản dự thảo Hiệp định 8/10 là ở chỗ tạm gác nhiều vấn đề chính trị nội bộ miền Nam, “giải quyết theo hai bước”, không đòi xóa chính quyền Sài Gòn và gạt Thiệu. Ngay trong chiều 09/10, phía Mỹ đưa ra một phản đề nghị dưới dạng dự thảo hiệp định, trong đó chấp nhận nhiều điều khoản và vấn đề đoàn Việt Nam đã nêu. Việc đưa dự thảo hiệp định 8/10 là một bước có ý nghĩa đột phá trong đàm phán, làm lập trường của hai bên gần nhau và chuyển từ đàm phán khung giải pháp sang đàm phán thẳng các điều khoản của Hiệp định, buộc Mỹ không thể lẩn tránh. Tuy nhiên, cuộc đàm phán vẫn diễn ra gay gắt và kéo dài. Ngày 20/10, hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31/10/1972. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu đề ra là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tuy Kissinger tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay”, nhưng ngay sau khi Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, phía Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Với việc Việt Nam phê phán thái độ không nghiêm túc của chính quyền Mỹ và dưới sức ép của dư luận quốc tế, đợt đàm phán mới bắt đầu từ ngày 20/11. Ngay phiên đầu tiên, Mỹ đã đòi sửa 69 điểm trong văn bản đã thỏa thuận ngày 20/10/1972, tức là hầu hết các chương của Hiệp định bao gồm nhiều vấn đề thực chất. Ta phê phán gay gắt các đề nghị của Mỹ, khẳng định những vấn đề nguyên tắc không thể sửa đổi như tên CPCMLTCHMNVN, vùng kiểm soát của mỗi bên, vấn đề quân miền Bắc... Phiên họp ngày 12-13/12 gặp bế tắc.
Ngày 18/12, chính quyền Nixon tổ chức chiến dịch đánh phá bằng máy bay chiến lược B52 với quy mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh không quân ở miền Bắc Việt Nam nhằm gây tổn thất lớn nhất có thể, ép VNDCCH chấp nhận điều kiện của Mỹ tại bàn đàm phán Paris. Quân và dân Việt Nam kiên quyết giáng trả, đập tan cuộc tập kích bằng không quân chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ, làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Bị thất bại nặng nề, ngày 30/12, Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán ở Paris.
Năm 1973: Ngày 08/01, vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Paris. Ngày 13/01, các bên hoàn thành văn bản của Hiệp định; những đợt gặp riêng giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger kết thúc. Ngày 23/01, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 Nghị định thư. Về cơ bản, Hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền Bắc.
Ngày 27/01, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
III. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH PARIS, NHỮNG BÀI HỌC QUÝ GIÁ
1. Kết quả của Hiệp định Paris
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có 9 chương 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính:
Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện nay.
Trước hết, là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mở ra mặt trận ngoại giao, phát huy thế mạnh của ngoại giao, phối hợp với các mặt trận chính trị, quân sự; lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất các mặt trận, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành toàn thắng.
Thứ hai, là bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc; vận dụng đúng đắn phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tạo thời cơ, kéo địch vào đàm phán, chủ động tấn công ngoại giao và kết thúc đàm phán khi điều kiện chín muồi; xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta để làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.
Thứ ba, là bài học về tầm quan trọng của thực lực. Bác Hồ dạy: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Thắng lợi của Hội nghị Paris bắt nguồn từ những thắng lợi trên chiến trường, từ sự lớn mạnh không ngừng về thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế; sức mạnh từ sự kết hợp tài tình giữa các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; giữa đánh và đàm, giữa chiến trường và bàn đàm phán.
Thứ tư, là bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kỳ quan trọng, bảo đảm thắng lợi. Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Thứ năm, là bài học về xây dựng lực lượng. Từ Hội nghị Geneva năm 1954 đến Hội nghị Paris, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, được chuẩn bị và trang bị kỹ cả về kiến thức đối ngoại và nghệ thuật đàm phán. Cùng với sự chỉ đạo sát sao, Đảng và Nhà nước ta đã chọn lựa, tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ đối ngoại bản lĩnh nhất, xuất sắc nhất tham gia hai đoàn đàm phán, góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.
IV. HIỆP ĐỊNH PARIS VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI
Một là, từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Nhân dân ta. Tính đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 190 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại Nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của Nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với Nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Hai là, chúng ta đã tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế - xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, liên kết kinh tế sâu rộng; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã thu hút được hơn 523 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỉ USD… Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã huy động được nguồn lực to lớn của kiều bào để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng ta đã chủ động đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, giữ vững đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần vào việc củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực. Đối với những vấn đề phức tạp về biên giới lãnh thổ, chúng ta luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán với các nước liên quan kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bốn là, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…; đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc ở Châu Phi. Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng, hoà hiếu và nhân văn của nước ta đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Những kết quả và thành tích của chúng ta nói trên đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Có được những kết quả, thành tích đó là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, bình tĩnh, tỉnh táo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự điều hành chủ động, linh hoạt của Nhà nước; sự đồng tình, đoàn kết, ủng hộ của toàn thể nhân dân; sự vào cuộc và hoạt động tích cực của cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, trong đó Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác đối ngoại trong cả nước là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng.
2. Đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[1], theo đó:
- Về tư tưởng chỉ đạo: Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; sự ủng hộ, giúp đỡ và nguồn lực từ bên ngoài là vô cùng quan trọng.
- Về nguyên tắc đối ngoại: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
- Về phương hướng đối ngoại: Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; đối ngoại của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng các doanh nghiệp. Đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực; huy động và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Không ngừng đổi mới, sáng tạo trên cơ sở vận dụng nhuần nhuyễn bài học “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kiên định về nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt về phương pháp, sách lược.
- Nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại: Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Các nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, trong đó giữ vững hoà bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng.
3. Phát huy trong giai đoạn hiện nay
Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đối ngoại phải tiếp tục là mặt trận quan trọng góp phần xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Chúng ta luôn tin tưởng và kỳ vọng rằng, phát huy tinh thần Hội nghị Paris, công tác đối ngoại nhất định sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa; ghi tiếp các mốc son mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ôn lại lịch sử, truyền thống để sống xứng đáng với các thế hệ cha anh, để nói, hành động có trách nhiệm hơn trước Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên nguyện nêu cao ý chí cách mạng, đoàn kết nhất trí, chung sức, chung lòng ra sức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cộng sản, tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình; đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cần nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, đưa công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế giành được những thành tựu mới to lớn hơn, toàn diện hơn, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - BỘ NGOẠI GIAO
Ngay từ cuối những năm 1940, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam và Đông Dương bằng cách chi viện ngày càng nhiều cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954). Sáu đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam (kể từ H.Tơruman đến G.Pho). Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; lần lượt tiến hành nhiều chiến lược như chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến lược chiến tranh cục bộ... Cùng với phương tiện chiến tranh hiện đại và những khoản tiền khổng lồ, từ đầu những năm 1960, Mỹ không ngừng đưa quân vào miền Nam Việt Nam (năm 1961 là 700 người, đến tháng 6/1968 lên tới 525.000 người). Tiếp theo sự kiện vịnh Bắc Bộ (tháng 8/1964), Mỹ đã leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, chủ yếu bằng không quân và hải quân, nhưng càng đánh, Mỹ càng sa lầy, tổn thất về người và của càng lớn; phong trào chống chiến tranh ở Mỹ phát triển ngày càng sâu rộng, nội bộ chính quyền Mỹ ngày càng mâu thuẫn, lục đục; chính quyền Mỹ đã bao biện rằng thông qua nhiều nước, nhiều nhân vật để tìm kiếm hòa bình với Việt Nam nhưng không mang lại kết quả.
Trước tình hình Mỹ ngày càng leo thang, dấn sâu vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Nhân dân ta đã kiên cường chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, không quản hy sinh, gian khổ. Đi đôi với đấu tranh quyết liệt và thắng lợi to lớn, liên tiếp trên các mặt trận quân sự, Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú trọng nâng cao vị thế và vai trò của đấu tranh ngoại giao. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, Mỹ chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ, từng bước leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc, ta đã đề ra những điều cơ bản làm cơ sở cho đàm phán, đó là lập trường 5 điểm ngày 22/3/1965 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và tuyên bố 4 điểm ngày 8/4/1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng như Nghị quyết 12 (tháng 12/1965), Nghị quyết 13 (tháng 1/1967), Nghị quyết 14 (tháng 1/1968) ngày càng nhấn mạnh đến vị trí quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đồng thời chủ trương mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta.
Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam Tết Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”. Chính trong tình hình đó, ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tuyên bố: Hy vọng đi tới hội nghị hòa bình với tinh thần “tìm kiếm một nền hòa bình trong danh dự”. Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với Mỹ. Tuy nhiên phải mất 30 ngày, hai bên mới thỏa thuận, thống nhất được địa điểm họp ở Paris theo sáng kiến của ta.
Tình hình thế giới trước ngày diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa ta và Mỹ hết sức phức tạp. Sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội trên thế giới, giữa hai thái cực Liên Xô và Mỹ rất sâu sắc và toàn diện, thể hiện ở cuộc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân. Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhiều giới chính trị, kinh tế, xã hội ở các nước đế quốc lo ngại chiến tranh khu vực phát triển thành chiến tranh thế giới. Do đó dư luận rộng rãi trên thế giới một mặt ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, mặt khác mong muốn Việt Nam ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng phương pháp hòa bình. Trong khi đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất hiện những mâu thuẫn bất đồng.
Đứng trước tình hình phức tạp trên, Đảng và Nhà nước ta phải phát huy tinh thần độc lập và tự chủ, phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao; đồng thời tranh thủ đến mức cao nhất sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng như sự ủng hộ tinh thần và vật chất của Nhân dân thế giới. Chúng ta quyết tâm giành những thắng lợi to lớn ở chiến trường, đồng thời giương cao ngọn cờ hòa bình, thiện chí, phân hóa và cô lập đối phương.
II. DIỄN BIẾN HỘI NGHỊ PARIS
Năm 1967: Ngày 23-26/1, Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định nâng hoạt động ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị.
Năm 1968: Ngày 13/5, Hội nghị Paris giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Hoa Kỳ chính thức bắt đầu tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, phố Kléber. Trưởng đoàn VNDCCH là ông Xuân Thủy. Lập trường của Mỹ thời kỳ đầu đàm phán là: cần có sự tham gia của phái đoàn Chính phủ Sài Gòn; Bắc Việt Nam không vi phạm khu phi quân sự, không bắn pháo hay tên lửa vào các thành phố lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Phía VNDCCH phản đối những đòi hỏi đó và đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và để Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) tham gia hội đàm.
Năm 1969: Ngày 25/01, lần đầu tiên diễn ra đàm phán giữa bốn bên tham chiến để giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam; Hội nghị bốn bên gồm đại diện của VNDCCH, MTDTGPMNVN, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa long trọng khai mạc. Trưởng đoàn MTDTGPMNVN là ông Trần Bửu Kiếm. Ngày 08/5, đoàn MTDTGPMNVN đưa ra tuyên bố của Mặt trận về “Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu của giải pháp toàn bộ về vấn đề miền Nam Việt Nam, góp phần lập lại hòa bình ở Việt Nam”, sau đó thường gọi tắt là “Giải pháp toàn bộ 10 điểm”. Bản đề nghị này nêu quan điểm tổng quát của Việt Nam về tất cả các mặt của một giải pháp cho cuộc chiến tranh, nhưng tập trung vào hai nội dung chính: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam vô điều kiện; công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam do Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết, lập Chính phủ liên hiệp lâm thời để tổ chức Tổng Tuyển cử tự do. Đây là lần đầu tiên một bên tham gia đàm phán đưa ra một giải pháp toàn diện, tổng thể về vấn đề Việt Nam. Ngày 12/6, đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN) tham dự phiên họp đầu tiên tại Hội nghị với tư cách là những người đại diện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời, thay thế cho Mặt trận. Bộ trưởng Ngoại giao CPCMLTCHMNVN Nguyễn Thị Bình là trưởng đoàn. Trong thời gian này, nhiệm vụ chủ yếu của đấu tranh ngoại giao là thúc đẩy Mỹ xuống thang, đơn phương rút quân Mỹ. Ngay trong tháng 6/1969, Nixon công bố đợt rút quân đầu tiên. Trong tháng 8/1969, bắt đầu các cuộc gặp riêng giữa Xuân Thủy và Kissinger, chủ yếu là để thăm dò sơ bộ.
Năm 1970: Ngày 21/2 diễn ra cuộc gặp riêng đầu tiên giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger tại Paris. Ngày 14/9, đoàn đàm phán CPCMLTCHMNVN đưa ra tuyên bố “Tám điểm” về giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Ngày 17/9, tại phiên họp toàn thể lần thứ 80 Hội nghị Paris, CPCMLTCHMNVN đưa ra giải pháp “Tám điểm - nói rõ thêm” về một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn, thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời ở miền Nam Việt Nam không có Thiệu - Kỳ - Khiêm. Ngày 18/10, Tổng thống Mỹ Nixon đưa ra “Đề nghị năm điểm” mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 10/12, tại phiên họp toàn thể lần thứ 94 Hội nghị Paris, bà Nguyễn Thị Bình đưa ra “Tuyên bố ba điểm” về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31/7/1971.
Năm 1971: Ngày 31/5, tại cuộc gặp riêng với Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH Xuân Thủy, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kissinger đưa ra đề nghị “cuối cùng” 7 điểm, đòi tách riêng vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, mặc dù trước đây Mỹ định bàn cả hai. Để tăng sức ép với Mỹ và hỗ trợ đấu tranh quân sự và chính trị, ngày 26/6, trong cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ - Kissinger, phía Việt Nam đưa ra “Sáng kiến hòa bình 9 điểm” tập trung vào việc đòi Mỹ thay Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 01/7, trong phiên họp thứ 119 của Hội nghị bốn bên, bà Nguyễn Thị Bình trình bày “Sáng kiến mới gồm 7 điểm, nhằm giải quyết hòa bình vấn đề miền Nam Việt Nam”. Đề nghị 7 điểm là đề nghị quan trọng thứ hai (sau đề nghị 10 điểm tháng 5/1969) được đưa ra tại bàn đàm phán; được dư luận rộng rãi đồng tình và chính giới Mỹ quan tâm. Sáng kiến “9 điểm” và “7 điểm” gần như có cùng một nội dung là đòi Mỹ định thời hạn rút hết quân và lập ở Sài Gòn một chính quyền không có Thiệu. Ngày 16/8, Kissinger đưa ra “Đề nghị 8 điểm”. Về cơ bản Mỹ vẫn giữ lập trường cũ: không muốn giải quyết toàn bộ mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự để lấy được tù binh về.
Năm 1972: Ngày 02/2, để tăng sức ép với Mỹ và phối hợp với các hoạt động quân sự đang được chuẩn bị, CPCMLTCHMNVN ra tuyên bố “Hai điểm nói rõ thêm” trong giải pháp 7 điểm ngày 01/7/1971. Ngày 24/3, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn. Ngày 30/3, quân và dân Việt Nam mở cuộc Tổng tấn công chiến lược Xuân - Hè, đánh địch trên 5 mặt trận lớn từ Trị Thiên đến đồng bằng Cửu Long. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của chính quyền Nixon thất bại một bước nghiêm trọng. Thắng lợi của đợt tấn công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã phục vụ tích cực cho đấu tranh chính trị và ngoại giao, và nhất là đưa đàm phán Paris đi vào thực chất từ tháng 7/1972.
Ngày 13/7, Mỹ chấp nhận họp lại Hội nghị toàn thể bốn bên ở Paris. Từ tháng 7 đến tháng 9/1972, đã diễn ra bốn cuộc gặp riêng, Việt Nam đã lần lượt đưa ra 3 đề nghị, Mỹ đưa 4 đề nghị. Việt Nam muốn có một hình thức chính quyền liên hiệp; Mỹ muốn giữ chính quyền Sài Gòn, giải quyết vấn đề nội bộ miền Nam trong khuôn khổ chế độ chính quyền Sài Gòn. Qua ba tháng thương lượng, tranh cãi gay gắt, đàm phán đạt một số thỏa thuận: Mỹ nhận rút hết quân trong ba tháng, thực hiện ngừng bắn tại chỗ ở miền Nam, cam kết chấm dứt dính líu về quân sự, nhận lập ủy ban hòa giải để tổ chức Tổng Tuyển cử.
Tại phiên họp ngày 08/10 - phiên họp bước ngoặt của diễn đàn đàm phán bí mật - Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và dự thảo “Thỏa thuận về quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam”. Sức mạnh tấn công, tháo gỡ bế tắc của bản dự thảo Hiệp định 8/10 là ở chỗ tạm gác nhiều vấn đề chính trị nội bộ miền Nam, “giải quyết theo hai bước”, không đòi xóa chính quyền Sài Gòn và gạt Thiệu. Ngay trong chiều 09/10, phía Mỹ đưa ra một phản đề nghị dưới dạng dự thảo hiệp định, trong đó chấp nhận nhiều điều khoản và vấn đề đoàn Việt Nam đã nêu. Việc đưa dự thảo hiệp định 8/10 là một bước có ý nghĩa đột phá trong đàm phán, làm lập trường của hai bên gần nhau và chuyển từ đàm phán khung giải pháp sang đàm phán thẳng các điều khoản của Hiệp định, buộc Mỹ không thể lẩn tránh. Tuy nhiên, cuộc đàm phán vẫn diễn ra gay gắt và kéo dài. Ngày 20/10, hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31/10/1972. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu đề ra là Mỹ chấm dứt chiến tranh và rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Tuy Kissinger tuyên bố “Hòa bình trong tầm tay”, nhưng ngay sau khi Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, phía Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Với việc Việt Nam phê phán thái độ không nghiêm túc của chính quyền Mỹ và dưới sức ép của dư luận quốc tế, đợt đàm phán mới bắt đầu từ ngày 20/11. Ngay phiên đầu tiên, Mỹ đã đòi sửa 69 điểm trong văn bản đã thỏa thuận ngày 20/10/1972, tức là hầu hết các chương của Hiệp định bao gồm nhiều vấn đề thực chất. Ta phê phán gay gắt các đề nghị của Mỹ, khẳng định những vấn đề nguyên tắc không thể sửa đổi như tên CPCMLTCHMNVN, vùng kiểm soát của mỗi bên, vấn đề quân miền Bắc... Phiên họp ngày 12-13/12 gặp bế tắc.
Ngày 18/12, chính quyền Nixon tổ chức chiến dịch đánh phá bằng máy bay chiến lược B52 với quy mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh không quân ở miền Bắc Việt Nam nhằm gây tổn thất lớn nhất có thể, ép VNDCCH chấp nhận điều kiện của Mỹ tại bàn đàm phán Paris. Quân và dân Việt Nam kiên quyết giáng trả, đập tan cuộc tập kích bằng không quân chiến lược 12 ngày đêm của Mỹ, làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Bị thất bại nặng nề, ngày 30/12, Mỹ buộc phải đơn phương tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ bắc vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán ở Paris.
Năm 1973: Ngày 08/01, vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Paris. Ngày 13/01, các bên hoàn thành văn bản của Hiệp định; những đợt gặp riêng giữa Lê Đức Thọ - Xuân Thủy và Kissinger kết thúc. Ngày 23/01, Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Paris không điều kiện; Lê Đức Thọ và Kissinger tiến hành ký tắt Hiệp định và 4 Nghị định thư. Về cơ bản, Hiệp định mới không khác nhiều so với văn bản ngày 20/10/1972. Việt Nam đã bảo vệ được các nguyên tắc và nội dung cơ bản: Mỹ chấm dứt chiến tranh, rút quân trong 2 tháng; giữ nguyên trạng về chính trị; Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc 3 thành phần; hoàn toàn không đề cập vấn đề quân đội miền Bắc.
Ngày 27/01, Bộ trưởng Ngoại giao bốn bên dự Hội nghị Paris là Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN), W. Rogers (Hoa Kỳ) và Nguyễn Văn Lắm (chính quyền Sài Gòn) đã chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; và bốn Nghị định thư liên quan. Ngày 28/01, ngừng bắn trên toàn miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris chính thức được thi hành. Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và mở đường cho sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Đây là kết quả của quá trình đàm phán dài nhất thế giới với 4 năm 8 tháng 16 ngày, gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới.
III. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA HIỆP ĐỊNH PARIS, NHỮNG BÀI HỌC QUÝ GIÁ
1. Kết quả của Hiệp định Paris
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có 9 chương 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính:
- Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Hoa Kỳ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Hoa Kỳ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc; nhận tháo gỡ mìn do Hoa Kỳ đã rải ở miền Bắc.
- Các điều khoản về nội bộ miền Nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.
- Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Đối với Việt Nam
- Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
- Hiệp định Paris là bước ngoặt lịch sử, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sự lãnh đạo đúng đắn sáng suốt của Đảng, phát huy cao độ thắng lợi trên các mặt trận ngoại giao, chính trị, quân sự, kết hợp thành công sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng, đi đến Đại thắng mùa xuân 1975.
- Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, toàn diện nhất, đầy đủ nhất ghi nhận các quyền cơ bản của Nhân dân Việt Nam; là sự công nhận chính thức của quốc tế đối với nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Đối với thế giới
- Thắng lợi của Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của Nhân dân Lào và Campuchia; góp phần mở ra một giai đoạn mới ở khu vực Đông Nam Á - giai đoạn hòa bình, ổn định, khép lại quá khứ, hướng đến xây dựng cộng đồng ASEAN.
- Hiệp định Paris là sự minh chứng hùng hồn cho chân lý “đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, củng cố niềm tin của Nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình. Hiệp định Paris đã đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập, tự do; vì hòa bình, công lý.
Hội nghị Paris và Hiệp định Paris để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện nay.
Trước hết, là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta mở ra mặt trận ngoại giao, phát huy thế mạnh của ngoại giao, phối hợp với các mặt trận chính trị, quân sự; lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất các mặt trận, “vừa đánh, vừa đàm”, tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành toàn thắng.
Thứ hai, là bài học về kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc; vận dụng đúng đắn phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tạo thời cơ, kéo địch vào đàm phán, chủ động tấn công ngoại giao và kết thúc đàm phán khi điều kiện chín muồi; xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta để làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.
Thứ ba, là bài học về tầm quan trọng của thực lực. Bác Hồ dạy: “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, tiếng mới lớn”. Thắng lợi của Hội nghị Paris bắt nguồn từ những thắng lợi trên chiến trường, từ sự lớn mạnh không ngừng về thế và lực của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế; sức mạnh từ sự kết hợp tài tình giữa các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao; giữa đánh và đàm, giữa chiến trường và bàn đàm phán.
Thứ tư, là bài học về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Để vượt qua những thách thức lớn, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phương cách cực kỳ quan trọng, bảo đảm thắng lợi. Cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta thắng lợi vì đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Thứ năm, là bài học về xây dựng lực lượng. Từ Hội nghị Geneva năm 1954 đến Hội nghị Paris, đội ngũ cán bộ ngoại giao đã trưởng thành vượt bậc, được chuẩn bị và trang bị kỹ cả về kiến thức đối ngoại và nghệ thuật đàm phán. Cùng với sự chỉ đạo sát sao, Đảng và Nhà nước ta đã chọn lựa, tin tưởng giao trách nhiệm cho những cán bộ đối ngoại bản lĩnh nhất, xuất sắc nhất tham gia hai đoàn đàm phán, góp phần rất quan trọng làm nên thắng lợi của Hội nghị Paris.
IV. HIỆP ĐỊNH PARIS VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI
- Những thành tựu đối ngoại, ngoại giao của đất nước sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới
Một là, từ phá thế bị bao vây, cấm vận, chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Nhân dân ta. Tính đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 190 trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có “quan hệ đặc biệt”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện”. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
Đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại Nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của Nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với Nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Hai là, chúng ta đã tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế - xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, liên kết kinh tế sâu rộng; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn rất cao, mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với hầu hết các nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan hệ kinh tế - thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã thu hút được hơn 523 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỉ USD… Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã huy động được nguồn lực to lớn của kiều bào để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng ta đã chủ động đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Ba là, đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, giữ vững đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần vào việc củng cố hoà bình, ổn định trong khu vực. Đối với những vấn đề phức tạp về biên giới lãnh thổ, chúng ta luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán với các nước liên quan kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bốn là, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…; đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc ở Châu Phi. Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng, hoà hiếu và nhân văn của nước ta đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Những kết quả và thành tích của chúng ta nói trên đã góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới, như Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Có được những kết quả, thành tích đó là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, bình tĩnh, tỉnh táo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự điều hành chủ động, linh hoạt của Nhà nước; sự đồng tình, đoàn kết, ủng hộ của toàn thể nhân dân; sự vào cuộc và hoạt động tích cực của cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, trong đó Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác đối ngoại trong cả nước là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng.
2. Đường lối đối ngoại theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[1], theo đó:
- Về tư tưởng chỉ đạo: Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; sự ủng hộ, giúp đỡ và nguồn lực từ bên ngoài là vô cùng quan trọng.
- Về nguyên tắc đối ngoại: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
- Về phương hướng đối ngoại: Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; đối ngoại của các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị, cộng đồng các doanh nghiệp. Đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực; huy động và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Không ngừng đổi mới, sáng tạo trên cơ sở vận dụng nhuần nhuyễn bài học “dĩ bất biến ứng vạn biến”, kiên định về nguyên tắc, chiến lược, linh hoạt về phương pháp, sách lược.
- Nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại: Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Các nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau, trong đó giữ vững hoà bình, ổn định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trung tâm; nâng cao vị thế và uy tín đất nước là nhiệm vụ quan trọng.
3. Phát huy trong giai đoạn hiện nay
Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đối ngoại phải tiếp tục là mặt trận quan trọng góp phần xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục quán triệt, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Chúng ta luôn tin tưởng và kỳ vọng rằng, phát huy tinh thần Hội nghị Paris, công tác đối ngoại nhất định sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa; ghi tiếp các mốc son mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ôn lại lịch sử, truyền thống để sống xứng đáng với các thế hệ cha anh, để nói, hành động có trách nhiệm hơn trước Đảng, Tổ quốc và Nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên nguyện nêu cao ý chí cách mạng, đoàn kết nhất trí, chung sức, chung lòng ra sức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của người cộng sản, tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình; đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cần nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, đưa công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế giành được những thành tựu mới to lớn hơn, toàn diện hơn, vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG - BỘ NGOẠI GIAO
[1]
Trích
phát
biểu
của
Tổng
Bí
thư
Nguyễn
Phú
Trọng
tại
Hội
nghị
Đối
ngoại
toàn
quốc,
tháng
12/2021.
Tác
giả
bài
viết:
admin
Nguồn tin: Trường THPT Chu Văn An - Lâm Đồng
Nguồn tin: Trường THPT Chu Văn An - Lâm Đồng
Từ
khóa:
hội nghị, can thiệp, ngày càng, thực dân, chiến tranh, tổng thống, kế tiếp, phá hoại, hiệp định, âm mưu, lâu dài, lần lượt, tiến hành, chiến lược, đặc biệt, phương tiện, hiện đại, khổng lồ, tiếp theo, sự kiện, bắc bộ
Những tin mới hơn
- QUY ĐỊNH GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT (06/03/2023)
- CÔNG TÁC PHỐI HỢP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TƯ VẤN, THAM VẤN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (22/03/2023)
- HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (22/03/2023)
- SỰ LAN TỎA CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (28/03/2023)
- QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT (06/03/2023)
- LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT (06/03/2023)
- HỘI NGHỊ SƠ KẾT HKI NĂM HỌC 2022-2023 (30/01/2023)
- LỄ SƠ KẾT HKI NĂM HỌC 2022-2023 (30/01/2023)
- ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2023-2028 (01/02/2023)
- KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, giai đoạn 2022 - 2025” của trường THPT Chu Văn An (04/12/2022)
Những tin cũ hơn
- ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ẤP BẮC (02/01/1963 - 02/01//2023) (04/12/2022)
- BẢN TIN CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11.2022 (23/11/2022)
- KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2022 – 2023 (10/10/2022)
- KẾ HOẠCH Thực hiện cải cách hành chính năm học 2022 - 2023 (10/10/2022)
- HỘI NGHỊ CBCC- VC TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2022-2023 (20/09/2022)
- BẢN TIN TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN NĂM HỌC 2022-2023 (12/09/2022)
- LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2022-2023 CỦA TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (12/09/2022)
- KẾ HOẠCH Tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thực hiện chương trình Lớp 10 năm học 2022 - 2023 (02/08/2022)
- THÔNG BÁO V/v tuyển sinh bổ sung học sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023 (30/07/2022)
- LUẬT PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI (30/07/2022)
thăm dò ý kiến
thống kê
- Đang truy cập: 17
- Khách viếng thăm: 16
- Máy chủ tìm kiếm: 1
- Hôm nay: 822
- Tháng hiện tại: 38479
- Tổng lượt truy cập: 2758886
Ý kiến bạn đọc